Đại chúng Chùa Linh Sơn-Austin-Texas, chúng con xin thành kính tri ân Thầy Trừng Sỹ có đôi lời Pháp thoại về Đức Phật Di Lặc đầu năm Qúy Tỵ. Tuy vừa nghe tin Sư Phụ của Thầy là Cố Đại Lão Hoà Thượng Thích Như Tịnh vừa viên tịch đúng ngày Mùng Một Tết tại Chùa Linh Nghĩa, Nha Trang, Việt nam, nhưng Thầy đã biết lý vô thường, do đó Thầy vẫn vui vẻ ban cho đại chúng Chùa Linh Sơn Pháp thoại ngắn hay, ý nghĩa và rất vui về Đức Phật Di Lặc. Nhờ bài pháp thoại này, Thầy đã làm đại chúng có những nụ cười tràn đầy hạnh phúc. Kính mời qúy vị xem và nghe cho vui và sẽ được hoan hỷ, an lạc trong cả năm Qúy Tỵ này. Xin Bấm vào trang Ý Nghĩa Đức Di Lặc để xem thêm chi tiết.









Vía Đức Mẹ Hiền Quan Thế Âm



CHÚNG CON THÀNH KÍNH CÁM ƠN THẦY TRỪNG SỸ ĐÃ VIẾT BÀI ĐỨC MẸ HIỀN QUAN THẾ ÂM VÀ NAY TRANG NHÀ XIN GIỚI THIỆU BÀI VIẾT CỦA THẦY TRỪNG SỸ ĐẾN ĐẠI CHÚNG TẠI CHÙA LINH SƠN - LEANDER VÀ AUSTIN, TEXAS

Xin bấm vào movie xem thêm "Âm Thanh Chánh Pháp" của Thầy Trừng Sỹ giảng tại Chùa Linh Sơn-Austin, Texas, vào ngày 26/7/2013
(Please click to see movie "The Sound of the Buddhadharma" preached by Ven. Thích Trừng Sỹ at Linh Sơn Temple on July, 26, 2013.)

Xin bấm vào movie xem thêm "Lễ Vía Quan Âm" với sự chủ trì của Thầy Trừng Sỹ tại Chùa Linh Sơn-Austin, Texas, vào ngày 26/7/2013

(Please click to see movie "Ceremony of Gently Compassionate Mother Quan Thế Âm (Avalokitesvara)" at Linh Sơn Temple in Austin, Texas, on July 26, 2013 with the presence of Ven. Thích Trừng Sỹ and the Great Assembly)

Mẹ Hiền Quan Thế Âm

Mẹ Hiền Quan Thế Âm
Xin bấm vào hình Quan Âm xem thêm chi tiết của bài viết "Mẹ Hiền Quan Thế Âm" (Please click to the Picture of Avalokiteshavara to read more)

Thơ Đức Quan Âm

SLIDES

Thầy Trừng Sỹ

Thầy Trừng Sỹ

Thầy Trừng Sỹ

Website of Thầy Trừng Sỹ

Thầy Trừng Sỹ

Thầy Trừng Sỹ

Thầy sinh hoạt tại Linh Sơn

NHỮNG HÌNH ẢNH SINH HOẠT CỦA THẦY TRỪNG SỸ VÀ ĐẠI CHÚNG TẠI CHÙA LINH SƠN - LEANDER VÀ AUSTIN, TEXAS

CHÚNG CON THÀNH KÍNH CÁM ƠN THẦY TRỪNG SỸ ĐẾN HOẰNG PHÁP TẠI CHÙA LINH SƠN VÀ NAY TRANG NHÀ XIN GIỚI THIỆU NHỮNG HÌNH ẢNH SINH HOẠT CỦA THẦY TRỪNG SỸ VÀ ĐẠI CHÚNG TẠI CHÙA LINH SƠN - LEANDER VÀ AUSTIN, TEXAS

WE RESPECTFULLY APPRECIATE VEN. THICH TRỪNG SỸ'S DHARMA TALKS AND WE WOULD LIKE TO INTRODUCE TO YOU PICTURES OF VEN.THICH TRỪNG SỸ AND GREAT ASSEMBLY AT LINH SƠN TEMPLE-AUSTIN, TEXAS.


Thơ Xuân-Spring Poems-by Ven. Thich Trung Sy


Trang nhà Pháp Nhãn xin giới thiệu quý vị những vần thơ Xuân, hình ảnh, và bài viết của Thầy Trừng Sỹ. Kính mời quý vị nghe xem cho vui. Nhân dịp đầu xuân, kính chúc tất cả qúy vị sức khỏe dồi dào, thân tâm an lạc, kiết tường như ý.


Xuân bất tận

Xuân bất tận có mặt trong ta,

Cho tâm xuân thấm đượm mọi nhà,

Cho xuân tỏa trong tu tập,

Tình xuân tỏ rạng tính vị tha.



Endless Spring
Endless spring is present in us,
The spring heart is impregnated with all houses,
The spring mind is illuminated with cultivation
The spring love shines with selfless nature.

by Thầy Trừng Sỹ


Please click to watch slideshow and click a music button to hear music.

Xin bấm vào để xem slideshow và để nghe nhạc xin bấm loa phía trên gốc bên TRÁI(Please click to watch slideshow and click a music button at TOP-LEPT corner to hear music.)

Xin bấm vào để xem slideshow Thầy Trừng Sỹ Đón Giao Thừa và Tết tại Chùa Linh Sơn-Austin (Please click to watch slideshow about Ven.Thich Trung Sy's Happy New Year's Eve and Tet at Linh Sơn Temple-Austin)

Ceremony

Lễ cung thỉnh

đức Phật tôn trí vào trong Chánh điện

Linh Sơn Duval -Austin ngày 2 tháng 2 năm 2013.

Ceremony of respectfully inviting

the Buddha Statue to place at the Buddha's Hall

at Linh Son - Duval -Austin - TX on Feb. 2, 2013.

Lễ An Vị Phật-Ceremony of respectfully inviting the Buddha to place at the Buddha's Hall

Ý NGHĨA ĐỨC DI LẶC


THÍCH TRỪNG SỸ GIẢNG VỀ ĐỨC DI LẶC CẦU AN ĐẦU NĂM
 (Tại Chùa Linh Sơn-Austin vào Mùng Một Tết năm Qúy Tỵ-2013)

Kính thưa đại chúng Chùa Linh Sơn,

Sau khi tụng Kinh Di Lặc Thầy giảng về ý nghĩa Tượng Đức Phật Di Lặc. 


Đức Di Lặc có 5 đứa trẻ chỉ cho MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN.
Còn có một cái nữa là Ý rất là đúng.
Ý mình không có thấy nên nhờ có ý đi chùa nên mình có mặt ở chùa.
Cùng đến đây với Thầy tu tập, đó là cái ý quyết định dù sao đi nữa mình vẫn ở đây, ở Chùa.
Qúy vị đọc theo Thầy nha:
“Ý dẫn đầu các Pháp,
Ý làm chủ, Ý tạo
Nếu nói hay hành động,
Khổ não sẽ theo sau,
Như bóng không rời hình.”
Như Qúy vị thấy đó:  Ý dẫn đầu các Pháp, nghĩa là nhờ qúy vị có ý đi đến Chùa lạy Phật, tụng Kinh thì cái thân của mình đi theo, nên qúy vị có mặt ở đây. Qúy vị biết rằng vì ý không có hình tướng, mình không thấy  mà mình có tâm tu tập thì mình tới đây.
Nếu mình có cái tâm đi ra siêu thành thì mình đi ra, mình có cái tâm đi về thì mình đi về. Do đó, Đức Phật Di Lặc có 5 đứa trẻ là MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN, nhưng cái Ý là cuối cùng và quan trọng nhất. Vì Ý ở bên trong không ai thấy nhưng Ý làm chủ. Ý chủ động , ý tạo.
“Ý dẫn đầu các Pháp,
Ý làm chủ, Ý tạo
Nếu nói hay hành động,
An lạc sẽ theo sau,
Như bánh xe theo chân con vật kéo.”
Như con bò kéo xe thì cái bánh đi theo sau, giống như ý, tâm mình nghĩ sao thì thân mình làm như vậy.
“Tâm dẫn đầu các Pháp,
Tâm làm chủ, Tâm tạo
Nếu nói hay hành động,
Với Tâm ô nhiễm,
Khổ não sẽ theo sau,
Như bóng không rời hình.”
“Ý dẫn đầu các Pháp,
Ý làm chủ, Ý tạo
Nếu nói hay hành động,
Với Tâm thanh tịnh
An lạc sẽ theo sau,
Như bánh xe theo chân con vật kéo.”
Bây giờ khi mình về Chùa thì khi mình thấy hình Đức Phật Di Lặc thì mình biết là tượng trưng cho: MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN,và Ý.
MẮT: thì sao, có sáng,  có rõ không, nhờ mắt rõ nên mình tụng Kinh được.
Vì mắt rõ nên mình về chùa mình niệm: Nam Mô A Di Đà Phật, bây giờ con đọc được nhưng đến khi con 100 tuổi là con không đọc được nữa, muốn tụng Kinh Dược Sư cũng không được, muốn tụng Bát Nhã cũng không đưọc nữa trừ phi mình đã thuộc thôi. Nếu khi mình khoẻ mình về Chùa mở Kinh ra để tụng đó là lúc mắt mình còn sáng. Như hồi nãy mình tụng Kinh đầu năm là cầu cho mình đầu năm cũng khoẻ, giữa năm cũng khoẻ và cuối năm cũng khỏe luôn. Cho nên mắt mình còn sáng là mình còn tụng được Kinh.
Bây giờ, Thầy nói đến TAI đó là nghe.  Ví dụ, bạn mình tụng Đại Bi, niệm “Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát”, thì mình nghe mình tụng theo như vậy. Nhưng trường hợp mình không nghe được,  thì lúc Chư Tăng tụng niệm “Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát”, thì mình không nghe được mình lại niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, cho nên lúc này tai mình không nghe, như vậy không được vì mình tụng khác thì không được. Huống chi ở nhà, người ta nói này, nói kia thì mình nghe không có tốt. Mình về Chùa mình nghe được tiếng Kinh, bạn mình tụng thì tai mình được nghe.
MŨI: ngửi được hương trầm. Qúy vị đọc theo Thầy:
“Hương trong các loài Hoa
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh,
Ngược gió khắp muôn phương,
Phương nào con cũng bay.”
Người có tu tập rồi thì có hương an lạc, hương giải thoát.
Ví dụ, ở trong làng, trong xóm, người ta nói, con của Ông Bảy, con của Ông Ba người đó có đạo hạnh lắm, người đó học giỏi lắm, người đó có hiếu với Cha, có hiếu với Mẹ, đó là cái hương đạo đức. Ví dụ, trong gia đình mà Cha mẹ thương con cái, vợ chồng thương yêu nhau. Lúc bấy giờ, nghĩa là hương đạo đức trong gia đình. Ví dụ: người ta nói Cô Ba, Cô Diệu Hoa, Chú Tâm Thành, Chú Minh Hạnh v.v… mà ai hay người ta nghe tiếng là người ta thương liền. Mình mà làm được như vậy, thì gia đình sẽ hạnh phúc, xóm làng hạnh phúc, thì mình đem lại hạnh phúc cho chính mình, mình đem hạnh phúc cho xóm làng. Mình đem an lạc, hoà bình cho số đông, do đó đạo Phật đi đến đâu là đem lại hòa bình và an lạc, giải thoát tới đó. Nên khi Thầy nói với những người Mỹ như vậy thì họ thích lắm. họ liền xá xuống. Cho nên, khi họ tiếp xúc được đạo Phật thì tâm họ hiền ra.
Ví dụ: trong gia đình mà vợ chồng có nói to tiếng, lớn tiếng với nhau, thì mình là Phật tử mình sẽ khuyên sao ba, má nói lớn tiếng vậy, sao má hay ba nói con nặng quá v.v… do đó, mình là Phật tử mình nên khuyên vợ chồng, con cái sống hòa thuận nhau… Khi gia đình sống cuộc sống hạnh phúc, thì xã hội, xóm làng sống hạnh phúc.  “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Qúy vị thấy đó, nếu qúy vị có tu thì qúy vị sẽ có chất an lạc và sẽ góp phần cho xóm làng, xã hội được hạnh phúc rất là nhiều. Lúc đó, sẽ không còn xã hội khó khăn, cướp bóc hay làm những điều ác v.v…
Mình là nguời Phật tử, mình là thành viên làm cho gia đình hạnh phúc, làm cho xóm làng và cả địa phương đều hạnh phúc.
Bây giờ Thầy nói đến LƯỠI. Ví dụ, nếu qúy  vị không đến đây tụng Kinh, lạy Phật thì qúy vị gặp người nào đó, mình sẽ nói ‘hồi nãy tôi mới đi siêu thành,  thì qúy sẽ nói chuyện này chuyện kia’ v.vv… Nhưng nếu qúy vị đến đây thì qúy vị sẽ nói là mới gặp Thầy Trừng Sỹ tụng Kinh, giảng Pháp thì lúc đó lưỡi mình nói được điều hay, tụng được điều hay.
Như vậy, đối với MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, mà mình thấy có lợi thì mình làm.
Bây giờ đến THÂN, khi mình còn khoẻ nên mình lạy mình đi bước nào niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ bước nào, bước  nấy đều khoẻ. Mình tu tập được khỏe như vậy thì tâm mình an. Khi tâm an thì thân an. Lúc này cái Ý xuất hiện.
MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN,và Ý.
Vậy qúy vị nên hiểu rõ và nhớ ý nghĩa của Đức Phật Di Lặc là gì nha.
Năm đứa trẻ tượng trưng cho MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN,và một còn đứa trẻ là  tượng trưng cho Tâm và Ý. Và Tâm và Ý thì không thấy nhưng rất là quan trọng là dẫn đầu các Pháp, khi mình muốn về Chùa là mình về chùa lạy Phật, còn khi mình muốn thắp cây hương là mình thắp cây hương để cúng Phật, cũng vậy tâm mình sáng suốt thì mình sáng suốt. Khi cái ý hiện ra, mình có cái tâm thành thì nó hiện ra, mình có tâm thành ăn chay, 30 mùng Một, tháng mình ăn chay 4 ngày, có tháng mình ăn chay 4 bữa, 10 ngày, rồi Tháng 4, tháng 7 mình niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ con xin phát nguyện ăn cả tháng.
Qúy vị để ý là khi lớn lên rồi ai tu người nấy chứng, ai làm người nấy hưởng, rồi khi mình ra đi là không ai làm cho ai được hết đó. Khi mình bị bịnh mình niệm ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ xin cho con hết bịnh để con tụng Kinh niệm Phật, chứ nếu mình ra đi mà mình không biết được Phật, Pháp, Tăng gì hết.
Khi qúy vị đi Chùa biết được Đức Phật Di Lặc thì qúy vị niệm ‘Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật’
Nhân Mùng Một Tết năm Qúy Tỵ-2013
Thầy cầu chúc đại chúng thân tâm luôn an lạc đầu năm, giữa năm, và cuối năm đều có Đức Di Lặc trong tâm. 
Qúy vị đọc theo Thầy:

“Không làm các điều ác,
Hãy làm các việc lành
Giữ Tâm ý trong sạch
Là lời chư Phật dạy.”
“Not to do evil,
To do the good,
To purify the MIND
That is teaching of the Buddha”





(Xin mời Qúy Vị bấm vào đây để nghe mp3)
(Please click play to listen to MP3)


Ý Nghĩa Đức Phật Di Lặc

Di Lặc truyền đạo khắp nơi
Đến tận khu phố vùng trời Austin
Linh Sơn phước báu được liền
Mùa Xuân Qúy Tỵ, Thầy Hiền đến đây
Ban cho nụ cười Pháp hay
Chúng con tri ân vị Thầy, lành thay!
Vào Mùng Một Tết năm nay,
Thầy đến giảng Pháp thật hay, nhiệm mầu.
Tụng Kinh Di Lặc nguyện cầu
Cho cả đại chúng, những câu an lành
Đầu, giữa, và cuối cả năm
Từ nhỏ đến lớn trọn năm kiết tường.
Mọi người hạnh phúc tình thương,
Cho cả đại chúng Linh Sơn nơi này.
Đã gần hai mươi năm nay
Linh Sơn hoàn tất dựng xây ngôi chùa
Nhờ Thầy, tụng niệm sớm trưa
Chùa của phước huệ, cũng vừa từ bi.
Bao năm mộng ước hộ trì
Hoằng dương Phật Pháp, Thầy đi giảng liền
Gieo duyên Phật Pháp khắp miền
Để đem Chánh Pháp, lưu truyền khắp nơi
Thầy nguyện đem đạo vào đời
Giáo hóa, cứu độ những người khổ đau.
Linh Sơn được Pháp nhiệm mầu,
Cho người thức tỉnh mau mau quay về.
Mọi người hết hẳn si mê
Nương tựa Tam Bảo, bốn bề tịnh thanh.
Đức Phật Di Lặc hạ sanh
Vào Mùng Một Tết an lành khắp nơi.
Thầy Trừng Sỹ giảng những lời
Đức Phật Di Lặc tuyệt vời làm sao!



Trước hết, Di Lặc thế nào?
Có Năm đứa trẻ chỉ vào nơi đây
MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, và THÂN.
Còn một cái nữa Ý tâm rõ ràng.
Ý mình không thấy ẩn tàng
Nếu có Ý đến đạo tràng Chùa đây
Thì ta có mặt nơi này,
Cùng nhau đến đây với Thầy tập tu,
Là ý quyết định ở Chùa
Dù sao đi nữa vân du nơi này,
Qúy vị đọc theo Thầy nha:
 “Như Ý làm chủ, Ý này tạo ra.
Ý dẫn đầu các Pháp mà,
Nếu nói hành động, Ý tà nhiễm ô,
Khổ não liền sẽ theo sau,
Như bóng không rời hình nhau như vầy.”
Như Qúy vị thấy đó rằng:
Ý dẫn đầu các Pháp, đây nghĩa là
Nhờ qúy vị có ý là
Đến Chùa lạy niệm Phật, và tụng Kinh
Thì chính cái thân của mình
Dẫn dắt qúy vị hiện tiền ở đây.
Cho nên Qúy vị biết này
Vì ý không hình tướng hay sắc màu,
Tuy mình không thấy nhưng mà
Có tâm tu tập tới ngay đạo tràng
Nếu tâm đi ra siêu thành
Mình có tâm đó thì mình đi ra,
Và nếu mình có cái tâm
Mong muốn trở về thì ta đi về.
Đức Phật Di Lặc linh thiêng
Có 5 đứa trẻ diệu huyền nghĩa chân
MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, và THÂN,
Nhưng Ý cuối cùng và quan trọng này.
Ý ở trong không ai hay
“Nhưng Ý làm chủ, Ý này tạo ra.
Ý dẫn đầu các Pháp mà,
Nếu nói hành động hay là tịnh tâm,
An lạc liền sẽ theo sau,
Như bánh xe theo cái chân vật này.”
Bây giờ đến cái chân Tâm
“Như Tâm làm chủ, Tâm này tạo ra.
Tâm dẫn đầu các Pháp mà,
Nếu nói hành động, tâm tà nhiễm ô,
Khổ não liền sẽ theo sau,
Như bóng không rời hình nhau như vầy.”
MẮT: sáng thì mình vui thay,
Nhờ có mắt sáng mình hay được nhiều.
Mắt rõ nên mình tụng Kinh.
Vì có mắt rõ nên mình về đây:
Nam Mô Phật A Di Đà,
Bây giờ con đọc được là quá vui
Nhưng khi con trăm tuổi đời
Là con không đọc được rồi Phật ơi!
Không tụng được Kinh Dược Sư
Chỉ tụng Bát Nhã là từ trong tâm.
Nếu khi mình mở Kinh ra
Để tụng đó là mắt ta sáng ngời.
Như tụng Di Lặc vừa rồi
Nguyện cho mình cả năm trời khỏe luôn.
Cho nên mắt mình sáng hơn
Tụng được Kinh là mình còn rất may.
Bây giờ, Thầy nói đến TAI
Khi mình vẫn có đó là được nghe
Ví dụ, Thầy tụng Đại Bi,
Khi niệm “Nam Mô Đại Bi” 3 lần
Mình nghe được tụng theo vầy.
Nhưng trường hợp mình không hay nghe gì,
Khi niệm “Nam Mô Đại Bi
Hội Thượng Phật Bồ Tát”, thì không nghe
Nên mình lại niệm Phật là
“Nam Mô Phật A Di Đà”, như đây.
Tai mình không nghe lúc này,
Mình tụng niệm khác như vầy không hay.
Khi ai nói kia, nói này,
Thì tai mình nghe không hay tốt gì.
Về Chùa mình nghe tiếng Kinh,
Bạn mình tụng, thì tai mình được nghe.
MŨI: ngửi được hương trầm nè.
Bây giờ, qúy vị đọc theo như Thầy:
“Hương ở trong các loài Hoa
Không ngược bay chiều gió và bay xa,
Nhưng hương người đức hạnh là,
Ngược gió khắp muôn phương và rừng cây,”
Nên phương nào con cũng bay,
Người có tu tập có ngay hương trầm,
Hương an lạc, giải thoát tâm.
Ví dụ, ở trong xóm làng, xung quanh,
Người ta nói, con Ông Ba
Con của Ông Bảy, rất là đạo tâm.
Người đó hiếu với Mẹ Cha,
Người đó giỏi lắm cả nhà đều thương
Chính vì người ấy có hương
Cái hương đạo đức, tình thương gia đình.
Ví dụ, trong một gia đình
Cha mẹ, con cái, vợ chồng thương nhau.
Ví dụ: ai nói Cô Ba,
Chú Tâm Thành, Cô Diệu Hoa, hay là
Chú Minh Hạnh ở đây mà
Ai nghe tiếng là người ta thương liền.
Làm được như vậy an nhiên,
Xóm làng Hạnh phúc, gia đình an vui,
Mình đem hạnh phúc cho đời,
Cho mình, cho đạo, những người xung quanh.
Mình đem hoà bình, an lành
Đạo Phật đi đến đâu là an vui
Đem lại hòa bình, thắm tươi
Đem đến giải thoát, cuộc đời thảnh thơi.
Nên khi Thầy nói những người
Âu Mỹ như vậy họ cười thích ngay.
Họ liền xá xuống như vầy.
Đạo Phật làm tâm hiền ngay mau dần.
Ví dụ: gia đình tình thân
Vợ chồng to tiếng nói gần nói xa
Mình sẽ khuyên với má ba,
Sao má, ba nói như là cãi nhau.
Chúng mình sống hòa thuận nhau…
Phật tử chúng ta nguyện cầu Hồng Danh
“Nam Mô Đức Phật Di Đà”.
Do đó, xã hội, xóm làng bình yên
Tu hành hạnh phúc rất nhiều
Không tu, qúy vị sẽ phiền não luôn
Nếu tu mình giúp địa phương,
Gia đình, xã hội, xóm phường, hân hoan.
LƯỠI là Thầy nói lời vàng.
Nếu mình không đến đạo tràng tụng Kinh,
Khi ấy, gặp ai thì mình,
Sẽ nói ‘hồi nãy mới đi siêu thành,
Nếu mình không có tu hành
Thì mình sẽ nói chuyện này chuyện kia
Nhưng nếu mình đến đây thì
Gặp Thầy Trừng Sỹ tụng Kinh diệu huyền
Nghe Thầy giảng Pháp linh thiêng
Lúc đó, lưỡi mình nói nhiều điều hay.
MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, như vầy,
Mình thấy có lợi mình làm thành tâm.
Bây giờ Thầy giảng đến THÂN,
Khi mình còn khoẻ nên gần chúng Tăng
Mình lạy từng bước an lành
‘Nam Mô Đức Phật Di Đà’, liên hoa
Bước nào, bước  nấy khoẻ nha.
Mình tu tập được như vầy tâm an.
Khi tâm an thì thân an.
Lúc này, cái Ý hiện ra ngay liền.
Hiểu, nhớ ý nghĩa linh thiêng
MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, THÂN, liền Ý đây.
Đức Phật Di Lặc như vầy.
Năm trẻ tượng trưng trên đây nhiệm mầu
MẮT, TAI, MŨI, LƯỠI, và THÂN
Đứa trẻ tượng trưng Ý, Tâm hiện bày.
Và Tâm Ý của mình đây
Tuy rằng không thấy nhưng quan trọng này
Ý dẫn đầu các Pháp đây,
Khi muốn về Chùa gặp Thầy, hôm nay
Về chùa mình lạy Phật ngay,
Khi mình muốn thắp hương nhang cúng dường
Là Ý mình thắp cây hương,
Dâng lên để cúng Phật đường, trầm thơm
Cũng vậy mình sáng minh tâm,
Khi mình có cái tâm thành, hôm nay
Thì tâm của mình diễn bày
Liền có cái ý hiện ra như vầy
Mình có tâm thành ăn chay,
Mỗi tháng, 4 ngày, 6 ngày, thập trai
Tháng 4, tháng 7, ăn chay,
‘Nam Mô Phật A Di Đà’, chứng minh
Con xin phát nguyện tâm linh,
Ăn chay cả tháng, cứu sinh muôn loài,
Ta biết khi lớn lên rồi
Ai tu người nấy chứng thôi, chính là
Ai làm người nấy hưởng nha,
Khi mình ra đi thật là cô đơn



Đó là kiếp sống vô thường
Nếu mình niệm Phật thường hơn mọi người
Ra đi mình nở nụ cười
Lúc ấy, mới thấy cuộc đời an nhiên.
Do nhờ công đức sinh tiền
Cho con chứng được về miền Lạc Bang
Mùng Một Di Lặc hạ sanh
Chúng ta cầu nguyện tâm thành an vui.
Đức Phật ban phát nụ cười
Cho con sức khoẻ thắm tươi hằng ngày.
Đây là lời chúc của Thầy
Chúc cho đại chúng năm nay tốt lành
‘Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh
Di Lặc Tôn Phật’ độ sanh muôn loài.



Bây giờ xin đọc theo Thầy
Câu Kinh Pháp Cú sau đây ba lần:

Không làm các việc ác tâm,
Chỉ làm những việc đức lành, thiện căn
Hãy giữ Tâm ý tịnh thanh

Lời Chư Phật dạy rất lành, rất hay” 

(Tâm Nguyên phổ thơ theo bài Pháp Thoại Phiên tả "Ý Nghĩa Đức Phật Di Lặc" của Thầy Trừng Sỹ.)





THÍCH TRỪNG SỸ GIẢNG VỀ ĐỨC DI LẶC-The meaning of Maitreya Buddha by hoatraituhoc

The meaning of Maitreya Buddha
(Translation from Ven. Thich Trung Sy’s Dharma talk.)

On Maitreya Buddha’s Statue there are five children who present for EYE, EAR, NOSE, TONGUE, and BODY.
One more child presents for meaning of MIND.
MIND which cannot be seen, but thanks to our mind of coming to the temple, we present right here in this Pagoda.
You are coming here together to practice with me, it is the idea however we decide to be right here, in Pagoda.
You read after me these following sentences:
"The MIND leads all Dharma Doors,
The MIND is the master, the MIND acts
If you speak or act,
Suffering will follow you,
As your image and its shadow go together. "

As you can see: The MIND leads all Dharma Doors, it means that because you have the intention to go to the Temple of reciting Lord Buddha’s Names, your bodies follow you, and you present right here. You know that because the MIND has no form, we do not see it, but we have the MIND to practice, so we come here.


If our mind has an idea to go out to the super market, then we go out, and if our mind has an idea to go home then we go home. Therefore, on Maitreya Buddha’s Statue there are five children who present for EYE, EAR, NOSE, TONGUE, and BODY, but the MIND is the last and the most important thing of all. Since the MIND is inner and nobody sees it but The MIND is the master. The MIND acts or creates something.
"The MIND leads all Dharma Doors,
The MIND is the master, the MIND acts
If you speak or act,

With pure MIND,
Peacefulness will follow you,
As the wheel follows the animal pulling the cart. "
As a cow pulls the cart, and the wheel follows the cow, and whatever our mind thinks, our body will follow our mind as well.
"The HEART leads all Dharma Doors,
The HEART is the master, the HEART acts
If you speak or act,
With impurity thoughts,
Suffering will follow you,
As your image and its shadow go together. "
Or:
"The MIND leads all Dharma Doors,
The MIND is the master, the MIND acts
If you speak or act,

With pure MIND,
Peacefulness will follow you,
As the wheel follows the animal pulling the cart. "
Now when we come to the temple, then we see the Maitreya Buddha's statue, we know that five children stand for: the EYE, EAR, NOSE, TONGUE, BODY, and MIND.
EYES: we have bright and clear eyes, thanks to our clear eyes, we can read or recite Sutra.
Because our eyes are still clear, we can come to the temple and recite: Namo Amitabha Buddha, now we can read Sutra but until we will be the age of 100, we cannot read anymore, if we want to read Sutra of Medicinal Master, we cannot read that Sutra. And unless we learn by heart the Sutra of Prajna, we can recite this Sutra.  
If when we are healthy, we come to the Pagoda to open Sutra to chant, our eyes are still clear and bright. As we recite the Sutra at the beginning of the year, that means we pray for us to have health from the beginning to the end of this as well. So our eyes are clear, we can read Sutra.
Now, I refer to EAR that is hearing. For example, our friends or monks recite the Great Compassion Sutra, they recite "Namo Great Compassion the Supreme Buddha Bodhisattva", and then we can follow them because we can hear their voices in such proceedings. But in the case our ears are not able to hear well, the monks chant "Namo Great Compassion the Supreme Buddha Bodhisattva", then we do not hear well so we will recite "Namo Amitabha Buddha", so this time our ears are not hearing, it is not right because we cannot recite different from their Sutra. At home, it is not good if we hear someone say this, say that. If we come to the Pagoda, we can hear the sound from Sutra, and whatever our friends recite we can hear that well.

NOSE: is to smell the incense. You read after me:
“Fragrance in species of flowers,
Not flying against directions of the wind,
But fragrance of virtuous persons,
Against the wind, it still flies.
So we can fly any direction."
Those who cultivate well then they will have fragrance of peacefulness and freedom.
For example, in the village or city, in the neighborhood, people say that the son or daughter of Mr. Seven or of Mr. Three who is a very virtuous person, a very good student, he or she is pious to the Father and to Mother, it is virtuous fragrance. For example, in a family where there are parents and children, husband and wife who love each other. At that time, it is the meaning of virtuous fragrance in the family.
For example, it is said there are Miss Three or Dieu Hoa, Uncle Tam Thanh or Minh Hanh, etc. These kind persons are popular to everyone, so people hear their names they will love them at once. If we do like that, our family and villages will be happy, we bring happiness for ourselves, and to the village. We bring peace to the many so wherever Buddhism comes; there is peace and happiness, and liberation. When I spoke to the American people like that, they liked it very much, and then they bowed down immediately. So, when they contact to Buddhism, they open their hearts gently to everyone.
For example, in the family, husband and wife talk together in a loud voice, quarrel loudly with together, and because we are Buddhists we would recommend father and mother not to quarrel like that or not to say something loudly to your children... so Buddhists should recommend that the spouses, children, live in harmony together ... When the family live a happy life, then social and villages are happy as well.
"Namo Amitabha Buddha".
You see, if you cultivate well, you will have peacefulness and will contribute to the village, social happiness very much. At that time, there will be no social difficulties, looting or evil, etc.
We are Buddhists to make our family members, and our local villages happy as well.
Now I refer to the TONGUE. For example, if you do not come here to bow or recite Lord Buddha’s names, then you meet someone, you would say 'I just went super market’, or you will talk about other stuff  etc... But if you come here, you will say that you just met me, Ven. Thich Trung Sy, who recites Sutra, preaches, and then your tongue will speak or recite good things.
Thus, for the EYE, EAR, NOSE, TONGUE, we should do something benefit to everyone.


Now I talk about BODY, when we are healthy, we walk one step by step to recite 'Namo Amitabha Buddha' well; all of our steps are healthy. We practice so healthy, and then our heart is peaceful. When our mind and body are peaceful, at this time, the MIND appears.
EYE, EAR, NOSE, TONGUE, BODY and MIND.
So you should understand and remember what the meaning of Maitreya Buddha is.
As five children symbolize for the EYE, EAR, NOSE, TONGUE, and BODY, and one more child is a symbol of heart or MIND. And heart or MIND is not visible but it is important to lead all Dharma doors, when we want to go to the Temple, we come to the temple to bow Buddha, and when we want to lit incense, we lit incense to offer the Buddha, so we have wisdom when our MIND is clear. When we have a good idea coming up, our good heart or MIND comes out, we have good heart to be a vegetarian in 4, 6 or 10 days monthly, and then in April, July of Lunar year we recite 'Namo Amitabha Buddha' we would vow to eat vegetable for the whole month.
You notice that when you grow up and know that if someone who cultivates well, will get enlightened or someone who works well will enjoy from his works, and when we leave or die, no one does for us anything. When we get sick, we recite 'Namo Amitabha Buddha!, please help me to be healthy so we can recite Buddha’s Names', but if we die, and then we do not know anything about the Buddha, Dharma,  and Sangha.
When you understand the meaning of the Maitreya Buddha, you recite 'Namo Maitreya Buddha'
And now you repeat after me the following Dharma verses 3 times:
“Not to evil,
To do the good,
To purify the MIND
That is teaching of the Buddha”


About Ven. Thích Trừng Sỹ

My photo
Đây là trang nhà của Thich Trừng Sỹ Email: thichtrungsy123@gmail.com, sonyhappy123@gmail.com . Thầy Trừng Sỹ sinh tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam. Xuất gia tại Chùa Linh Nghĩa (Cell Phone: 0905989707), Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1987. Đệ tử của Hòa thượng thượng Như hạ Tịnh. Thọ giới Sa di tại bổn Tự năm 1989. Thọ giới lớn tại Chùa Long Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1993. Tốt nghiệp Trung Cấp Phật học tại Nha Trang, Khánh Hòa - khóa I hạng II (1990-1994). Tốt nghiệp Cử Nhân Phật học tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam - HCM city - khóa IV, hạng III (1997-2001). Tốt nghiệp Thạc Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ - hạng I (2002-2004). Tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ, hạng I (2004-2005). Tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ (2006 - 2009). Thầy được mời thuyết giảng tại Đại học Seattle-Washington với các đề tài "Thiền Tập" và "Mối quan hệ giữa Thầy và Trò trong Giáo Dục Phật Giáo năm 2011." Năm 2012-2014, Thầy Sinh hoạt ở Chùa Linh Sơn Austin, Leander, Texas. Hiện nay, Thầy làm Trụ Trì Chùa Pháp Nhãn 136 The Ranch RD. Del Valle, TX 78617, và hoằng Pháp tại Hoa Kỳ.