Xin bấm vào movie xem thêm "Âm Thanh Chánh Pháp" của Thầy Trừng Sỹ giảng tại Chùa Linh Sơn-Austin, Texas, vào ngày 26/7/2013
(Please click to see movie "The Sound of the Buddhadharma" preached by Ven. Thích Trừng Sỹ at Linh Sơn Temple on July, 26, 2013.)
Xin bấm vào movie xem thêm "Lễ Vía Quan Âm" với sự chủ trì của Thầy Trừng Sỹ tại Chùa Linh Sơn-Austin, Texas, vào ngày 26/7/2013
(Please click to see movie "Ceremony of Gently Compassionate Mother Quan Thế Âm (Avalokitesvara)" at Linh Sơn Temple in Austin, Texas, on July 26, 2013 with the presence of Ven. Thích Trừng Sỹ and the Great Assembly)
Mẹ Hiền Quan Thế Âm
Xin bấm vào hình Quan Âm xem thêm chi tiết của bài viết "Mẹ Hiền Quan Thế Âm" (Please click to the Picture of Avalokiteshavara to read more)
NHỮNG HÌNH ẢNH SINH HOẠT CỦA THẦY TRỪNG SỸ VÀ ĐẠI CHÚNG TẠI CHÙA LINH SƠN - LEANDER VÀ AUSTIN, TEXAS
WE RESPECTFULLY APPRECIATE VEN. THICH TRỪNG SỸ'S DHARMA TALKS AND WE WOULD LIKE TO INTRODUCE TO YOU PICTURES OF VEN.THICH TRỪNG SỸ AND GREAT ASSEMBLY AT LINH SƠN TEMPLE-AUSTIN, TEXAS.
Please click to watch slideshow and click a music button to hear music.
Xin bấm vào để xem slideshow và để nghe nhạc xin bấm loa phía trên gốc bên TRÁI(Please click to watch slideshow and click a music button at TOP-LEPT corner to hear music.)
Xin bấm vào để xem slideshow Thầy Trừng Sỹ Đón Giao Thừa và Tết tại Chùa Linh Sơn-Austin (Please click to watch slideshow about Ven.Thich Trung Sy's Happy New Year's Eve and Tet at Linh Sơn Temple-Austin)
Ngày tu an lạc với Thầy Trừng Sỹ tại Chùa Linh Sơn-Leander ngày 30 tháng 12 năm 2012.
A Day of peaceful cultivation with Ven. Thầy Trừng
Sỹ at Linh Sơn Temple in Austin on December 30, 2012.
Pháp thoại: Ý nghĩa Niệm Phật A Di Đà tại Chùa Linh Sơn Leander, Austin, TX ngày 30/12/2012. Thầy Thích Trừng Sỹ
Dharma talk: The meanings of reciting the
Buddha's Names at Linh Sơn Temple, Leander/ Austin, TX on December 30, 2012. By
Thích Trừng Sỹ
Nam Mô A Di Đà Phật,
Thưa toàn thể qúy Phật
tử hôm nay ngày vía Đức A Di Đà Phật.
Như qúy vị biết A Di Đà
Phật luôn luôn có trong tâm của chúng ta, trong thân của chúng ta.
Cho nên nhân dịp hôm
nay, lễ vía Đức Phật A Di Đà Thầy xin cúng dường cho đại chúng bài Pháp thoại tựa
đề: “Ý Nghĩa Niệm Phật A Di Đà”
Như qúy vị biết, hôm
nay là ngày 30 tháng 12 năm 2012, sắp hết năm cũ của năm 2012 bắt đầu qua năm mới,
Chúng ta tu từ đầu năm
đến bây giờ là cuối năm cũng có lễ vía A Di Đà để chúng ta chuẩn bị có năng lượng
và bắt đầu chúng ta có hành trang niệm Phật A Di Đà.
Trước khi, chúng ta có
đề tài nói Pháp và nghe Pháp hôm nay chúng ta bắt đầu niệm Phật A Di Đà 3 lần.
Nam Mô A Di Đà Phật (3
lần)
Bây giờ, qúy vị nhìn lên
bảng thấy được không?
Dạ hôm nay Thầy chỉ cho
qúy vị về Niệm Phật.
Hồi đó đến giờ, chúng
ta đi chùa nhiều lúc chúng ta không hiểu biết ý nghĩa niệm Phật, niệm Nam Mô A
Di Đà Phật là sao hết đó.
Do đó, qúy vị biết là:
Chúng ta niệm Phật nhưng
nhiều khi chúng ta không biết gì về Niệm Phật là gì, mình không biết mình niệm
nhiều khi làm biếng, thì hôm nay chúng ta có dịp học để biết thêm ý nghĩa để niệm
lâu và sâu hơn.
Niệm và thực tập mỗi ngày,
mỗi đêm và mỗi tối nha.
Như qúy vị biết những
ngày chủ nhật, qúy vị đem theo giấy, theo viết để ghi chép nha để sau này mình
có thể làm thành một lớp học, từ từ khoảng chừng 1 tháng hay 2 tháng, rồi Thầy
cho đề tài ví dụ “Ý Nghĩa Niệm Phật A Di Đà là gì?”
Và qúy vị mỗi người có
cây viết, với giấy Thầy cho đề tài là 15 phút.
Rồi trong vòng 10 phút viết Thầy chấm như vậy thì qúy vị thuộc bài và nhớ
bài hơn.
Như qúy vị biết sau này
chúng ta có ngày chủ nhật sinh hoạt để nghe Pháp, học Pháp và làm bài nữa. Nếu
qúy vị không làm bài và trả bài lúc đó qúy vị quên mất đi.
Cho nên mình niệm Phật
A Di Đà là gì? Và Ý Nghĩa Niệm Phật A Di Đà, Nam Mô A Di Đà Phật là gì?
Mình hiểu sau đó rồi thì
mình tu mới ngon nữa.
Bây giờ Thầy giảng Ý
Nghĩa Niệm Phật cho qúy vị biết nha.
Trước nhất, là chữ Niệm
gồm có hai chữ Kim và chữ Tâm.
Chữ Kim nghĩa là bây giờ
và ở đây, qúy vị nắm được chưa?
Thầy nói Pháp là minh họa
và ghi lại từng chữ, từng từ để qúy vị nắm rõ, hiểu rõ.
NIỆM: 念
KIM: 今
TÂM:
心
1/ Kim 今> ngay bây giờ và ở đây
2/ Tâm 心> tấm lòng → cung kính, thành tâm,
Hai chữ này mà đi cùng
với nhau ta gọi là Niệm, qúy vị nắm chưa.
Hai chữ này mà đi cùng
với nhau thì nó đi ra là chữ Niệm.
Kim là bây giờ và ở đây.
Tâm là gì? Ví dụ “Thấy
Sư Cô này phát tâm lắm, thấy Bác này phát tâm lắm, thấy Chị này phát tâm lắm,
thấy đại chúng này phát tâm lắm.”
Tâm có nghĩa là tấm lòng,
Tâm có nghĩa là trái tim.
Nghĩa đen là tấm lòng
Chữ Kim và chữ Tâm ghép
lại thì có chữ Niệm.
Chữ niệm có nghĩa như mình
nói hay bà hỏi: “hôm nay, ông đi chùa làm cái gì vậy?”
Ông xã trả lời “hôm
nay, tôi đi chùa Linh Sơn, chùa LS tổ chức khóa tu niệm Phật”
Cho nên chữ niệm xuất
hiện thì đây có nghĩa là niệm Phật.
Như qúy vị biết chữ niệm
trước nhất là có mấy nghĩa sau đây:
Quán Tưởng:
Để Thầy phân tích từ từ
chữ này nha, quán tưởng là gì?
Quán Tưởng là ví dụ mình
đi chùa rồi, lúc mình ngồi trong văn phòng, lúc mình lái xe, lúc mình ngồi ở bụi
cây, lúc mình nghỉ mát hay nghỉ mệt hay mình relax…trên ghế rồi mình nhớ tới
ai.
Mình nhớ tới Đức Phật,
rồi khi nhớ tới Đức Phật.
Niệm có nghĩa là nhớ
nghĩ, quán tưởng tới Đức Phật.
Ví dụ đôi khi mình ngồi
mình nhớ “Nam Mô A Di Đà Phật”
Đó là nhớ nghĩ và quán
tưởng.
Khi quán tưởng thì quán
tưởng có hình ảnh không?
Ai nói không giơ tay lên?
Quán tưởng có hình ảnh
không?
Đại chúng:
Dạ Có
Dạ Không,
Thầy
hỏi có người nói có và có người nói không.
Quán
tưởng ai nói có không?
Đại chúng:-Dạ Có
Bây
giờ ai nói không?
Đại chúng:-Dạ Không.
Không thì bốn người, còn
Có thì nhiều hơn.
Bây giờ Thầy nói về Có và Không nha:
Thứ nhất là Có: khi tâm
chúng ta khơi dậy thì có Đức A Di Đà hiện ra. Khi chúng ta niệm có chánh niệm rồi
thì Đức Phật hiện ra trong tự tâm, thì lúc bấy giờ có Đức Phật A Di Đà thì đó là
Có.
Còn vì sao là Không vì
lúc bắt đầu chúng ta niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” thì tâm chúng ta không nghĩ nhớ
tới Phật mà chúng ta nghĩ tới là hồi nãy mình vừa đi shopping ở ngoài Costco hình
như mình mua lộn gì đó, cho nên mình không niệm Phật mà mình niệm nhớ nghĩ ngoài
Costco hay WalMart. Do đó, quán tưởng là Không và chữ niệm xuất hiện ra 2 chữ
chánh niệm và tạp niệm.
Tạp niệm là niệm loạn xạ
không nhất tâm.
Còn khi nào mình niệm
chính xác, hay niệm niệm nào nhớ niệm ấy chánh niệm là niệm đâu nhớ đó, niệm rõ
ràng niệm từng chữ từng câu
Thì lúc đó mình quán tưởng
có Đức Phật xuất hiện trong tâm.
Như vậy Có cũng đúng mà
Không cũng đúng, mà trong trường hợp này, thì nghĩa Không thì không đúng nhiều
hơn là nghĩa Có, vì niệm là phải có chánh niệm thì mới có Đức Phật xuất hiện
trong tâm.
Vì vậy, khi không có chánh
niệm thì tạp niệm.
Do đó chữ niệm xuất hiện
2 chữ chánh niệm và tạp niệm đi lẫn lộn với nhau.
Nên chúng ta về chùa mỗi
chủ nhật vào lúc 11giờ, còn có khoá tu thì từ 9 giờ còn chủ nhật đến 11giờ thì
tụng kinh xong, ăn cơm, nghỉ trưa rồi việc ai nấy làm, và ngay lúc lái xe cũng
vậy, lúc dừng đèn đỏ, mình ngừng lại niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”.
Qúy vị thấy không thì
khi đó chữ niệm có Chánh Niệm xuất hiện. Đây là quán tưởng rõ ràng.
Khi quán tưởng rồi thì
nghĩa thứ hai xuất hiện thì nhớ nghĩ đến ai?
Đại chúng: Đến Phật
Đúng nhớ nghĩ đến Phật.
Còn ví dụ mình hỏi người
nữ cư sĩ lúc đi tu niệm Phật, thì cô thường nghĩ đến ai?
Dạ hình như con nhớ đến
ông xã đó.
Như vậy, mình nhớ nghĩ
đến Đức Phật, thì dù ông xã có bịnh hay con cái bịnh, hay Má mình có bịnh đi nữa
thì mình cũng nhớ niệm đến Đức Phật A Di Đà.
Hoặc là con cháu của mình
sao nữa, mình cũng đem năng lượng niệm Phật
của mình cho ông xã, cho mình và gia đình của mình.
Qúy vị hiểu chưa? Cho nên
lúc nào cũng nhớ đến, nhớ nghĩ.
Khi mình biết được thế
nào là niệm Chánh niệm và tạp niệm rồi thì mình chọn lọc ra, cái nào chánh niệm
mình lấy còn cái nào tạp niệm thì mình biết mình bỏ.
Qúy vị biết đó là chữ
niệm, qúy vị thấy được chưa?
Dạ được.
Nếu được Thầy sẽ hỏi ai
biết được giải nghĩa chữ niệm cho Thầy nghe.
Qúy vị đồng ý không?
PHẬT: 佛
NHÂN: 人
PHẤT: 弗
Hôm nay, qúy vị nghe rồi
từ từ khoảng 2 tuần sau chúng ta có những buổi học. Rồi để qúy vị học và làm việc,
và sau đó sẽ có những lớp học nâng cao hơn.
Qúy vị nhớ rằng niệm là
phải có chánh niệm thì Đức Phật A Di Đà mới xuất hiện, nếu chánh niệm không có
thì tạp niệm xen vào.
Như qúy vị biết, khi
người nào có niệm rồi thì sẽ có tâm nghĩa là có tấm lòng.
Còn nếu qúy vị là người
không có tấm lòng thì chắc chắn rằng qúy vị sẽ không có mặt tại ở đây.
Qúy vị không có tấm lòng,
chắc chắn rằng qúy vị không niệm Phật.
Như qúy vị có tâm, có tấm lòng nên qúy vị đều ngồi lại có mặt ở đây; thay vì qúy vị đi về hết thì chúng ta để dành thời gian một ngày, một đêm (24 tiếng đồng hồ), một tuần có 7 ngày,mà sáu ngày qúy vị đi làm rồi, còn một ngày mình lo cho gia đình, còn vài tiếng đồng hồ mình lo cho mình.
Qúy vị cứ phải lo cho ông xã, lo cho con cho cái, lo xã hội, lo kiếm tiền, lo này lo kia mà cuối cùng, qúy vị không có lo cho mình thì lúc đó rất là trở ngại. Vô thường nó tới, thì lại nhờ Thầy xin quy y, nhờ người này, người kia niệm Phật, lúc đó chúng ta ra đi
khó mà nhẹ nhàng, qúy vị vị hiểu rõ chưa?
Do đó, qúy vị nói theo
Thầy:
“Chúng con đang còn sống,
phải biết niệm Phật A Di Đà, từ tâm con, ánh sáng tỏa chiếu, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Công Đức.”
Cho nên, khi mà mình có tu tập rồi thì lúc bấy giờ, thì ngọn đèn của ta luôn luôn lúc nào cũng sáng, còn người không có niệm Phật, không có hành trì, thì mỗi tuần chúng ta không biết về chùa, ăn chay, niệm Phật, và không biết để dành thì giờ tu tập.
Tuy rằng chúng ta cũng ngọn đèn nhưng ngọn
đèn của chúng ta không sáng.
Do đó, mình có ngọn đèn mình thắp lên bằng cái tâm của mình, bằng cái tấm lòng của chúng ta thì ngọn đèn của chúng ta luôn luôn lúc nào cũng sáng.
Tại sao trong thế giới này, trong vùng này, trong địa phương
này, biết bao nhiêu người mà không thắp sáng lên ngọn đèn của họ?
Mà có chúng ta những người có giác ngộ, tỉnh thức, có mặt tại nơi đây để thắp sáng lên ngọn đèn. Cho nên, ngọn đèn của chúng ta bắt đầu được thắp sáng lên từ trái tim, từ tấm lòng,
có mặt ở đây và bây giờ.
Do
đó, qúy vị hiểu được như vậy, mới thấm được điều này nha. Và bây giờ qúy vị đã
hiểu rõ chữ niệm rồi.
Đến
bây giờ, Thầy giải thích chữ Phật. Như qúy vị thấy chữ Phật theo như chữ Hán đó.
Phật : 佛gồm có: 2 từ Nhân và Phất
Nhân: 亻có nghĩa là người (person).
Qúy vị biết Nhân là chỉ cho
ai, là chỉ cho mình. Nhân
là người. Và người có cái gì? Đúng rồi, người thì có cái tâm. Còn nếu nhân không có chữ tâm thì thành cái
gì? Thành những con vật (animals). (you are not persons.) Các vị không phải là
người, dù các vị là người nhưng tâm của các vị không phải là tâm của người.
Cho nên, người có tu, có hành trì, có niệm
Phật, thì lúc bấy giờ chữ Nhân này có chữ
tâm, chữ tâm này có nghĩa là luôn luôn nhớ nghĩ đến niệm Phật A Di Đà. Do đó,
qúy vị thấy đó, nghĩa này liên quan đến nghĩa kia.
Qúy vị học từng chút, từng chút cho thấm.
Khi đó chữ Nhân gọi là người. Cho nên, người nào có cái tâm, thì lúc bấy giờ mới có quán tưởng niệm Phật A Di Đà. Hay niệm
Phật Đức Mẹ Hiền Quán thế Âm.
Bây giờ, đến chữ Phất: 弗.
Qúy vị hồi đó đến giờ có nghe chữ âm Hán
Việt, nhưng không biết ý nghĩa của nó. Nếu
mà mình không có tu học, không có đi học như bữa nay thì sao qúy vị hiểu rõ được.
Chữ Phất, ví
dụ như Thầy cầm cái chổi, như mỗi buổi sáng Thầy hay mỗi Phật tử chúng ta thấy
bàn thờ Phật hoặc bàn thờ Ông bà mà có tàn nhang thì chúng ta làm gì?
Đại chúng trả lời: Quét.
Thầy khen đại chúng thông minh thật. Khi
thấy tàn nhang rớt xuống bàn thì mình phủi bụi. Đó là minh họa trên bàn thờ Phật,
mình phủi tàn nhang.
Còn khi lá cây rớt xuống nền thì mình
làm gì?
Đại chúng: Quét.
Hay qúa. Đại chúng rất là thông minh.
Khi tàn nhang rớt trên bàn thờ Phật thì
mình dung chữ phủi cho nhẹ hơn. Còn khi mà lá cây rớt trên nền xi măng hay nền
đất thì chúng ta quét. Như vậy, cái nghĩa của chữ Phất là quét và phủi.
Phất có 2 nghĩa chính:
弗động từ/ danh từ có nghĩa đen liberal sense là
1.Phủi bụi/
tro: brush ashes off
2. Quét lá:
Sweep leaves
Đại chúng hiểu
rõ chưa? Nắm được nghĩa đen chưa?
Đó qúy vị thấy
được khi mình học mình mới thấy rõ được, mình mới hiểu được nghĩa đen rồi mới
hiểu đến nghĩa bóng.
Bây giờ, chữ Phất nghĩa đen
mình biết rồi là phủi và quét rồi.
Mỗi buổi sáng
trước nhất lúc chúng ta dậy, thì chúng ta quét cái gì?
Đại chúng: Mặt.
Đúng rồi. Mỗi khi thức dậy chúng ta mở mắt
ra chúng ta đi xuống phòng quét (rửa) mặt, quét (rửa) đi cả thân thể của chúng
ta, đó là thân trước. Và sau khi mà
chúng ta làm vệ sinh cá nhân xong rồi. Lúc đó, bây giờ nghĩa của chữ Phất xuất hiện ở
đây này. Khi đã sạch sẽ rồi chúng ta mặc áo tràng xong, thì lúc bấy giờ chúng
ta lên phòng thờ chúng ta thắp nhang lên bàn Phật, hay bàn ông bà một cây hương
hay thắp một cái đèn lên (đèn điện hay đèn sáp) lên. Khi chúng ta bắt đầu thắp
lên thì chúng ta chắp tay niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu
Ni Phật, Nam Mô Đức Mẹ Hiền Quan Thế Âm”, qúy vị hiểu rõ rồi đó.
Lúc bấy giờ, chúng ta quét cái gì? Đó là
cái tâm, qúy vị thấy hay chưa? Bây giờ quét cái tâm, Thầy chỉ phương pháp cho
qúy vị quét cái tâm nha. Mời qúy vị nói theo Thầy nha:
“Nam Mô A Di
Đà Phật,
Kính
Bạch Đức Thế Tôn,
Hôm nay là: (mỗi buổi
sáng, qúy vị nên đều đọc theo như vậy, còn Thầy chỉ ví dụ ngày hôm nay trước), ngày
Chủ Nhật ngày 30 tháng 12 năm 2012
Con Pháp danh là (nói
Pháp danh của mình ra)
Con tên là (nói thế
danh ra nếu chưa có Pháp danh)
Đối trước Phật tiền
Thành tâmĐảnh lễ Đức A Di Đà
Đảnh lễ Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni
Đảnh lễ Đức Phật Dược
Sư
Đảnh Lễ Đức Mẹ Hiền
Quán Thế Âm
Chư Đại Bồ Tát, chư Hiền
Thánh Tăng
Gia hộ cho con, gia hộ
người thân của con, gia hộ người thương của con sức khoẻ dồi dào, thân tâm an lạc.
7 giờ sáng chúng con đi
làm đi đến nơi về tới chốn, ăn ngon, ngủ ngon.
Nam Mô A Di Đà Phật!”
Qúy vị thấy thiết thực hay không? Phải
thiết thực như vậy đó, chứ không có xa vời. Qúy vị thấy không, như vậy thì chữ
Phất xuất hiện chữ quét như hồi nãy quét cái thân, còn bây giờ quét cái tâm. Qúy
vị thấy hay chưa? Phật Pháp mầu nhiệm như vậy đó.
Mình niệm Phật, đảnh lễ Phật, lạy Phật,
qúy vị biết cách lạy Phật chưa? Bây giờ Thầy hướng dẫn cho qúy vị.
Đại chúng thực
tập lạy Phật… Qúy vị chắp tay ngang ngực không nên để cao lên cằm, cũng không nên
để thấp quá, qúy vị để thoải mái thôi.
Khi mà mỗi buổi sáng qúy vị quét thân
xong rồi, chúng ta bấy giờ mới quét cái tâm. Lạy Phật ba lạy, ghé bàn thờ Ông Bà
lạy, sau đó chúng ta mới đi làm.
Bây giờ, chữ Phất qúy vị biết rồi, nghĩa
là phủi, quét thân và quét tâm xuất hiện.
Nghĩa bóng
là figurative sense
Phủi/ quét
bụi phiền não tham, sân, si…
Sweep/
Brush off defilements of lust, anger, delusion, etc.
Bây
giờ đến chữ Phật. Như qúy vị thấy đó, vậy
hai chữ này (chữ Nhân và chữ Phất) đi đôi với nhau thì thành chữ Phật. Như hồi trước đến giờ, qúy vị có nghe các vị
giảng Sư khác thì qúy vị biết chữ Phật nghĩa là: thứ nhất là tỉnh thức, thứ hai
là giác ngộ.
Phật:
1. Người giác ngộ
2. Người tỉnh thức
Qúy vị thường
đi chùa như có các Bác đó, thì nếu có ai hỏi Phật có nghĩa là gì thì mình biết
mà trả lời.
Còn rất nhiều
nghĩa nữa nhưng đây Thầy ví dụ vậy thôi v.v… Phật có nghĩa là tỉnh thức. Người
mà không tỉnh thức thì đâu phải là Phật. Như sau khi đã tỉnh thức, Đức Phật mới xuất gia đi tu rồi đã Giác Ngộ.
Qúy vị thấy
Đức Phật là con người thật, nhưng lìa bỏ hết mọi đời sống xung quanh. Bỏ hết tất
cả xung quanh hết thì lúc bấy giờ, Đức Phật từ là một
con người Tỉnh thức rồi Giác Ngộ.
Khi mà đã
có hai điều này tỉnh thức và giác ngộ rồi đó, thì hàng ngày, chúng ta đều làm
việc có chánh niệm và luôn luôn đi với tỉnh thức. Và tỉnh thức lúc nào cũng luôn luôn đi với
giác ngộ. Đây chỉ có ba yếu tố nhưng còn nhiều những yếu tố khác nữa. Nhưng bây
giờ, Thầy chỉ nói các yếu tố căn bản. Lúc đó, chúng ta mới hiểu Đức Phật là ai?
Đó là Tỉnh thức, Giác Ngộ, An vui, Hạnh Phúc.
Đó là chỉ cho ai? Đó là chỉ cho Đức Phật A Di Đà và Thích Ca
Mâu Ni. Phật là danh từ
chung, vì Đức Phật nào cũng đều như vậy cả. Ví dụ: Đức Phật Dược Sư v.v… thì nghĩa Phật là có nghĩa như vậy.
Qúy vị nắm rõ hết chưa? Từ những ý nghĩa này, thì
như qúy vị hồi đó đến giờ, nghe Pháp với qúy Thầy, qúy Cô, hay là qúy vị đi Chùa
thường nghe là Đức Phật đã nói: “Tất
cả chúng sinh đều có Phật tánh”.
Tất cả chúng
ta, chúng sanh đều có Phật tánh.
3/ Tất cả các đức Phật đều có đủ các ý nghĩa trên
Các mối liên hệ giữa chư Phật và chúng ta
“Tất cả
chúng sinh đều có Phật tánh”
Hồi nãy, Thầy
minh họa cho qúy vị biết đó. Nếu mà mình như ngày chủ nhật, mình không có đi Chùa.
Thay vì mình đi Chùa thì mình ở nhà, mình mở phim ảnh, mở cái này cái kia mình
xem. Lúc bấy giờ mình không có tỉnh thức. Thầy đưa ra những ví dụ thực tế, giáo
Pháp phải thực tế. Thay vì, chủ nhật mình đi tụng Kinh, niệm Phật, thì mình ở
nhà xem Ti vi, mình mở cái này cái kia mà mình xem thì cái tỉnh thức có không?
Như vậy, cái đó gọi là không có tỉnh thức. Cũng vậy, có những người cùng đi Chùa
cùng lượt với mình, nhưng không biết lý do tại sao, họ đi về, thì bây giờ chúng
ta lại là người tỉnh thức. Còn những người kia là những người chưa có tỉnh thức.
Qúy vị thấy đó, do có tỉnh thức nên ngọn đèn của mình mới sáng và mình mới
niệm “Nam
Mô A Di Đà Phật!”
Khi tập
thể chúng ta có tỉnh thức, thì chúng ta đem năng lượng này cho mình trước. Như
vậy, qúy vị là các vị có tỉnh thức rồi đó.
Qúy vị thấy
hay là như vậy đó! Chứ lúc nào, mình cũng nghĩ tỉnh thức chỉ có Đức Phật thôi à.
Còn con không biết con có tỉnh thức hay không? Nếu qúy vị nói như vậy là không đúng.
Cho nên, mình
biết là mình tỉnh thức. Và khi có tỉnh thức là mình có nghe Pháp ngay nơi đây.
Còn nếu không có tỉnh thức thì lúc này thay vì mình ngồi nghe Pháp ngay ở đây
thì có vị xuống bếp lấy đồ ăn hay làm gì đó. Lúc bấy giờ, mình gọi người đó là
chưa có chánh niệm, tỉnh thức. Mình nói họ chưa có tỉnh thức hay hơn, chứ không
nên nói là không có thì không nên. Qúy vị học phải biết tới nơi tới chốn. Qúy vị
mới thấm nhuần được. Qúy vị biết chữ thấm không? Ví dụ, qúy vị biết là khi mình
ăn mít thay vì nếu mình có ăn thì mình mới biết vị nó ngọt ngọt, cũng vậy nếu mình
ăn đường thì biết nó ngọt ngây thôi, ăn muối thì thấy mặn mặn. Do đó, chúng ta
cũng vậy, những người có ở đây, ngay bây giờ và ở đây thì qúy vị mới nếm được
giáo Pháp ở đây. Cho nên, tâm mình nó ngọt ngọt, an lạc và hạnh phúc. Qúy vị thấy
hay là chỗ đó.
Qúy vị phải
nắm được yếu tố đó. Qúy vị mới thấy nếm được Pháp lạc. Vì Pháp cũng là một món ăn,
ăn bằng ý nghĩ (mind), tinh thần, bằng cái tâm, bằng cái cảm giác và bằng cái
niệm của mình. Qúy vị hiểu rõ rồi đó.
Cho nên hai
ý nghĩa này có rồi đó, chúng ta mới có mặt ở đây và bây giờ nghĩa giác ngộ có
luôn. Đức Phật là đã có Giác ngộ và Lực. Còn chúng ta niệm “Nam
Mô A Di Đà Phật! Kính Bạch Đức Thế Tôn, Ngài có Giác Ngộ rất lớn, nhưng mà con chỉ có giác
ngộ chút ít. Do đó, Kính Bạch Đức Thế Tôn gia hộ cho con và huân tập cho con năng
lượng, và đồng thời con vun trồng chính con nên con cũng có giác ngộ nên chúng
con ngồi bây giờ và ở đây từ hồi sáng đến giờ tụng Kinh, niệm Phật. Bạch Đức Thế
Tôn!”.
Do đó, lúc ấy ý nghĩa giác ngộ mới xuất
hiện, hồi nãy chúng ta biết ý nghĩa niệmPhật là gì không? Biết ý nghĩa chữ niệm là gì không? Biết ý nghĩa của chữ Phật là gì không? Biết chữ Phất là gì không? Biết chữ Nhân
là gì không? Nhưng bây giờ chúng ta học rồi thì chúng ta lột những cái mà chúng
ta không biết để qua một bên đi.
Bây giờ, chúng ta đã biết rõ, thì cái biết
nó tới rồi, như hồi nãy chúng ta chưa biết chữ Nhân
là gì, chữ Phất là gì, nhưng bây giờ chúng
ta biết chữ Phất là quét, là phủi rồi. Khi mình đã biết hai ý đó rồi, thì lúc bấy giờ
mình hiểu được cái nghĩa của chữ Phất rõ ràng,
chữ tâm rõ ràng, chất hiểu, chất biết
đã có rồi thì chất giác ngộ mới xuất hiện. Chúng ta đều có chất giác ngộ, thì
chúng ta niệm “Nam MôA Di Đà Phật!”
Qúy vị hiểu được như vậy đó, thì
giáo Pháp mình mới sâu xa. Đây đề tài này phải nói hai tiếng đồng hồ mới được hết
ý của điều này, nhưng bây giờ đã hết giờ rồi. Thôi bây giờ mình làm thêm một chút
nha.
Khi qúy vị biết được chữ Phất, chữ Phật rồi. Bây giờ, Thầy nói tiếp đến tìm hiểu chữ Nam MôA Di Đà Phật nha.
A/ Nam Mô南無
Bây giờ Thầy nói luôn Namo
Amitabha Buddha, là tiếng
Pali hay tiếng Phạn cũng giống nhau. Thầy nói là chữ Namo Amitabha Buddha, thì tiếng Việt mình niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!”, tiếng Tàu là “Namo A Mi Ta Fo!”
Còn nếu mình đi gặp các
người ở nước khác như Miến Điện, Nam Hàn, v.v…thì qúy vị đọc theo Thầy Namo Amitabha Buddha’. Vì sao mà Thầy đưa ra nhiều ngôn ngữ như vậy
để qúy vị biết. Sau này mình biết được ngôn ngữ gốc của chữ đó. Mình gặp
các người nước kia, thì mình nói “Ồ! Tiếng Việt nam thì tôi biết "Nam Mô
A Di Đà Phật!", tiếng Tàu là "Namo A Mi Ta Fo!" hay tiếng Pali hay tiếng
Phạn (Sankrit) 'Namo Amitabha Buddha', tiếng Phạn
thì mình đọc Bud-da. Thầy sẽ giải thích từ từ căn bản như vậy đó. Qúy vị thấy
được chưa, chữ Phạn đọc là Bud-da, từ từ Thầy sẽ nói thêm cho qúy vị biết nhiều
nữa.
1/ Quay về
2/Cung kính
3/ Thành tâm
4/ Tưới tẩm
Bây giờ, Thầy
nói nghĩa thứ nhất là quay về. Ví dụ, khi chúng ta là một đứa trẻ, chúng ta
sanh ra mà ngay ở địa phương này, hồi đó đến giờ chúng ta không biết đến Chùa,
không biết giáo Pháp, lời dạy của Đức Phật. Chúng ta đi lang thang, “Đi đâu
lang thang cho đời mỏi mệt”. Đó là chúng ta chỉ đi lang thang, nhưng mà bữa nay
mình có giác ngộ, mình quay về. Bây giờ, mình là người học Phật, là Phật tử hiểu
được giáo Pháp rồi. Lúc bấy giờ, mình mới quay về. Qúy vị hiểu rõ chưa?
Cho
nên, như qúy vị biết ví dụ trong gia đình mình có hai người con, mà khi mình học
được giáo Pháp rồi, hiểu rồi, thì mình về Chùa, nhưng trong hai đứa con có một
đứa đi Chùa thì nó biết, nó hiểu được lời dạy của Đức Phật và biết tu tập, còn
một đứa không những không biết đến đi Chùa mà ngay cả gia đình nó cũng không biết
đến nữa. Thay vì mỗi tháng, nó về thăm Ba Mẹ, thăm gia đình, mà nó không chịu về
thăm gia đình, không thăm Ba Mẹ. Thì đứa biết đi Chùa thì nó biết về thăm gia đình,
thăm Ba Mẹ, còn đứa không đi Chùa thì không đến thăm gia đình, không thăm Ba Mẹ.
Thì nó không thăm gia đình thì lúc này cái nghĩa quay về nó có không?
Đại chúng: Không có.
Bây
giờ, mỗi tháng nó nhớ được bổn phận của con nguời với gia đình, thì lúc đó nó
quay về thăm. Còn mình là người Phật tử, cho nên mỗi tuần mình đi đâu thì đi,
nhưng mỗi chủ nhật mình về Chùa, thì có nghĩa là quay về. Mà mỗi ngày, mỗi đêm mà tâm chúng ta đi lang
thang, không biết được chánh niệm, không biết được giáo Pháp, không biết được tỉnh thức và giác ngộ, thì tâm chúng ta đi lang thang, thì bây giờ chúng
ta quay về niệm Phật. Bây giờ, chúng ta hiểu rõ nghĩa quay về. Ví dụ: Tâm chúng ta đang tạp niệm, nhưng khi chúng ta có chánh niệm thì
chúng ta quay về. Và tâm của mình niệm Phật. Trước khi mình niệm Phật, thì tay mình chắp lại là nghĩa cung kính, vậy
nghĩa cung kính xuất hiện.
Như qúy vị thấy đó, nghĩa chữ này có liên quan đến
chữ kia. Mình niệm Phật, thì mình có tâm rồi, thì tâm có cung kính, khi mà cung kính rồi thì mình có tấm lòng thành tâm, qúy vị hiểu rõ rồi. Vậy nghĩa này có liên quan đến nghĩa kia, và có liên
quan đến nghĩa nọ. Qúy thấy rõ khi Quay về có, thì Cung kính có, rồi Thành tâm có.
Như
buổi sáng mình quay về với cái tâm của mình, hồi trước mình đi lang thang bây
giờ mình quay về với tâm của mình. Mình đi lang thang mình không biết. Khi mình
qua ở địa phương này, nhờ Đức Phật gia hộ cho gia đình lớn nhỏ đều bình an qua
xứ sở này rồi, thì chúng ta có cái tâm quay về ở địa phương này rồi, và tâm chúng
ta đến gần với ánh sáng của Đức Phật, cái tâm chúng ta gần Chùa, có tâm gần qúy
Thầy, qúy Cô, gần với bạn đạo cùng tu tập với nhau. Cho nên, cái nghĩa quay về xuất hiện.
Qúy
vị hiểu rõ ý nghĩa quay về và điều này rất quan trọng. Như qúy vị nói, mình sống
ở địa phương này. Mà nếu mình là Phật tử, mà mình không có gần Chùa, không gần
qúy Thầy Cô, không gần bạn đạo thì lúc bấy giờ mình đi lang thang, mình đi chỗ
này chỗ kia, nhưng bây giờ mình đã biết được giáo Pháp của Đức Phật, mình quay về Chùa để niệm Phật, thì lúc đó cái nghĩa quay về nó xuất hiện.
Quay
về nơi chốn, như mỗi tháng chúng ta quay về gia đình thăm Ba Mẹ, hỏi thăm ‘How
are you, Ba (Dad) or How are you, Má (Mom)!’ Hoặc gặp con cái, hay chị em mình
thì cũng nên hỏi thăm họ. “Ồ! lâu quá con, chị hay em có khoẻ không?” ‘Hello,
how are you!’ Thì lúc này nghĩa chữ quay về xuất hiện.
Điều này rất hay, đơn giản nhưng rất là thiết thực.
Như
hôm nay, chúng ta đi Chùa thì khi gặp nhau chúng ta chào hỏi nhau, ‘How are
you!’ Thì đó là nghĩa quay về là nghĩa đen, gặp nhau mình mới quay về nơi chốn. Nơi chốn hay cái tâm mình cũng vậy. Mỗi sáng mình thức dậy,
thay vì mình ngủ chỗ này, chỗ kia ở phương Đông, phương Tây, ở Việt nam, ở New
York, ở đủ nơi v.v… Và còn bây giờ mỗi buổi sáng thức dậy, sau khi sinh hoạt cá
nhân xong rồi, thì mình quay về tâm của mình, thì lúc bấy giờ mình thắp cây
hương, mình lạy Phật. Lúc bấy giờ, nghĩa quay về trở lại. Qúy
vị nắm được ý nghĩa quay về rồi rất là hay.
Khi mình có sự quay về rồi, cũng là nương tựa. Nam Mô có nghĩa là quay về, mà cũng có nghĩa là nương tựa. Nam Mô cũng có nghĩa là quy y, Nam Mô cũng
có nghĩa là cung kính, Nam Mô cũng có nghĩa là thành tâm, qúy vị thấy hay chưa? Khi hiểu được cái nghĩa như vậy rồi, thì qúy vị
mới thấm.
Mai mốt qúy
vị có dịp trả bài, sau này Thầy nói xong rồi phải có giờ ôn lại thì qúy vị mới
nhớ. Thôi qúy vị cứ nhớ cái gì, ghi cái nấy, mỗi người năm phút, nếu mà qúy vị
mà làm ngon lành, khá khá thì Thầy quy định là chữ Nam Mô và chữ A Di Đà Phật
trong hai hàng rồi qúy vị ghi, rồi Thầy xem lại. Qúy vị viết lại ý nghĩa như vậy
đó.
Chữ
Amitabha xuất hiện ba nghĩa. Amitabha có nghĩa là A Di Đà.
B/ A Di Đà阿彌陀- Amitabha
1/ Vô lượng Quang
2/ Vô lượng thọ
3/ Vô lượng công đức
Trước hết là chữ A (Vô lượng), Vô có
nghĩa là không giới hạn, lượng có nghĩa là hạn lượng, Vô lượng là không có hạn
lượng, không có ngằn mé, không có ranh giới thì gọi là Vô lượng. Tình Mẹ luôn luôn lúc nào cũng thương con thì
gọi là Vô lượng. Còn người nào thương con vừa vừa, con đòi ăn mà nó chưa ăn mà
mình đã ăn rồi, thì lúc bấy giờ tình thương của mình có nhưng mà nó hữu lượng.
Xin
kể một chuyện vui cho qúy vị nghe “hồi nhỏ, mỗi tuần Má giao cho Thầy và các
người anh ngày nào cũng đút một chén cơm cho em. Nhưng mỗi khi mình đút cơm cho
em mỗi chiều thì thay vì một chén thì lúc nào đến phiên Thầy cũng hai chén hết đó.
Nghĩa là em nó ăn có một chén, còn mình ăn một chén”,cho nên nghĩa vô lượng nó không phải
là như vậy. Lúc bấy giờ, nghĩa đó là hữu lượng. Hữu là có, mà khi có giới hạn
thì không phải là tình Mẹ, tình anh em, tình cha con.
Quang
có nghĩa là gì? Là ánh sáng chỉ cho ánh sáng hữu cơ, ánh sáng vật chất, ánh sáng
mặt trời cũng là vô lượng quang, ánh sáng mặt trăng cũng là vô lượng quang, nhưng
ánh sáng này là ánh sáng thiên nhiên. Bây giờ, người có tu tập, có hành trì, thì
ánh sáng ở trong tâm nhờ qúy vị thực tập.
Qúy
vị phải hiểu như vậy, Thầy đi vào chi tiết cho qúy vị biết. Tâm từ đâu mà có? Tâm
là từ thực tập mà có, thì khi đó có cái an, có cái lạc, có giác ngộ rồi thì sẽ
có ánh sáng. Và khi ánh sáng trong tâm tỏa ra, nhờ ánh sáng như vậy thì đối với
gia đình thì mình lúc nào cũng thương ông xã, nếu ông đi vắng thì mình ở nhà nấu
cơm. Con mình mà có đi học xa mình ở nhà
cũng chăm sóc, rồi cha con, mẹ con, vợ chồng, con cái chăm sóc với nhau. Đời sống
mà mình lo cho gia đình, cho cha mẹ, con cái như vậy thì ánh sáng của mình nó tỏa
ra, thì lúc đó tình thương của mình cũng như ánh sáng của mình không bao giờ có
giới hạn. Khi mà mình có ánh sáng rồi thì
nó mới tỏa ra người khác. Cho nên khi có ánh sáng như vậy gọi là vô lượng.
“Nam Mô A Di Đà Phật!” chúng con đã biết Đức
Phật nói ‘Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh’, cho nên chúng con cũng có ánh sáng
tỏa ra từ tâm.
Mà khi đã có ánh sáng tự tâm thì ánh sáng
đó không còn giới hạn. Rồi khi ánh sáng đã không giới hạn thì bền lâu, thọ lâu
nên gọi là vô lượng thọ, tuổi sống của ánh sáng, tuổi sống của cái tâm của mình,
cái tuổi sống của sự thực tập và hành trì của mình, lúc đó tuổi thọ nó không có
giới hạn. Qúy vị hiểu rõ và nắm được ý nghĩa này rồi.
Bây giờ, mới nói đến tuổi thọ của công đức
của mình. Khi người có tu tập thì có công đức. Và xin qúy vị nhớ là khi mà có công
đức, thì khuôn mặt lúc nào cũng vui, người mà có tu tập thì lúc nào cũng sáng lên.
Có nghĩa là có chất ánh sáng trong khuôn mặt của qúy vị đó. Ánh sáng tỏa ra, thấy
ai cũng thương, thấy Mẹ (Momy) là thương, thấy Ba (Daddy) là thương, thấy huynh
đệ là thương, thấy con là thương. Người mà có tu tập là luôn luôn lúc nào mình
cũng dám đứng gần, dám gần gũi, dám bàn thảo, trao đổi về Phật Pháp.
Để Thầy nói với qúy vị về việc là tại
sao mình không dám đứng gần những người không tu tập nha. Qúy vị thấy là những
người đồ tể không? Những người giết súc vật, thì ánh sáng của họ có nhưng bị phủ
mờ, cũng vậy những người không có tu tập thì ánh sáng của họ có nhưng bị phủ mờ,
cho nên mình gần họ thì rất là trở ngại. Thì lúc đó mình nói ‘Nam Mô Phật con
không muốn gặp người đó đâu’. Cũng vậy, những con nai con hươu gặp người có tu,
thì những con nai con hươu, con chim nó có tới mình không? Chúng sẽ tới vì người
đó có ánh sáng. Ánh sáng mà không ngằn
mé nên tuổi thọ có, và có công đức nữa.
Còn những
người thợ săn, những người đi săn, thì những con nai con hươu,
con chim dám đứng gần không? Nếu mà chúng đứng gần là bị dớt liền. Cho nên, chúng
không dám đứng gần, vì những người này
không có tỏa ánh sáng từ bi. Thì lúc bấy giờ đứng gần rất là trở ngại.
Cho nên,
người có tu tập,thì người đó có từ bi, có tuổi thọ của ánh sáng, có tuổi thọ của
an lạc, có tuổi thọ của hạnh phúc, thì lúc bấy giờ công đức của mình có từ trái
tim của mình, từ cái tâm của mình, từ sự tu tập của mình. Qúy vị hiểu rõ chưa?
Cho nên, qúy
vị thấy khi mà ánh sáng của mình có, thì tuổi thọ của mình có, và công đức của
mình có. Ba cái này đi đôi với nhau rồi thì làm gì người ta cũng qúy, và làm gì
người ta cũng mến. “Thân cận bạn hiền, tránh xa người ác” là vậy đó.
A Di Đà 阿彌陀 – Amitabha
có nghĩa là:
1/ Vô lượng Quang
2/ Vô lượng thọ
3/ Vô lượng công đức
Bây giờ, “Nam Mô A Di Đà Phật, Namo Amitabha Buddha” thì bấy giờ
nghĩa đã có, và hôm nay qúy vị đã nắm được hết ý nghĩa rồi đó. Thì lúc bấy giờ,
qúy vị hành trì rất lâu, rất là dài, và rất là thấm thía. Cũng như hồi nãy mình
nói đó, mình ăn mít đó, nếu không ăn mít thì mình đâu biết mít ngọt ngọt, người
nào chưa nếm được muối thì đâu biết muối là mặn, còn người có tu tập, nếm được
giáo Pháp rồi thì mới biết được giáo Pháp là hay, là an lạc, nếm được Pháp lạc
(the Dharma pleasure or Peaceful Dharma). Pháp lạc có xuất phát từ trái tim của
mình, từ thân mình, từ sự tu tập của mình mà ra.
Hôm nay, Thầy đã trình bày để qúy vị đã
học và hiểu được ý nghĩa của Niệm Phật Nam Mô A Di Đà. A Di Đà bên ngoài có rồi
đồng thời từ trong tâm của chúng ta. Ánh sáng của chúng ta có,công đức của chúng ta có, Vô lượng Quang của chúng ta có, tuổi thọ của ánh sáng của chúng ta có, công đức của chúng ta có,lúc bấy giờ chúng ta là mỗi Đức Phật tự tâm của chúng ta. Cho nên, khi đời sống của mình còn khỏe, đời sống của chúng ta còn thoải mái, chúng ta đi Chùa, chúng ta hành trì, và khi vô thường có đến thì chúng ta vẫn thấy an nhiên.
Cho nên hôm nay, ý nghĩa
Vô lượng Quang, Vô lượng thọ và Vô lượng công đức và được Thầy
Trừng Sỹ giới thiệu tổng quát “Ý Nghĩa Niệm Nam Mô
A Di Đà Phật” cho qúy vị biết, và tiếng Pali là "Namo Amitabha Buddha".
Theo như
người ấn Độ người ta đọc là Bud-da. Từ từ Thầy sẽ hướng dẫn sau ý nghĩa này thêm
nữa. Và hôm nay qúy vị hiểu “Ý
Nghĩa Niệm Nam Mô A Di Đà Phật” là vậy đó. Một lần nữa, hôm nay Pháp thoại của Thầy cống
hiến cho đại chúng “Ý Nghĩa Niệm Nam Mô A Di Đà Phật”.
Qúy vị nắm và hiểu được ý nghĩa căn bản, sau khi những buổi Pháp thoại kế tiếp,
Thầy mời qúy vị, một người lên đây, học
là có làm việc, nói cái hiểu của mình, hoặc có viết năm, mười phút. Qúy vị học trên thế gian này, học cái gì thì
học đi nữa cũng không có gì bằng học Phật Pháp, học cái gì thì học đi nữa cũng
không có gì bằng tu tập, học gì thì học đi nữa cũng không có gì bằng chúng ta làm
việc với nhau và đem lại năng lượng ánh sáng cho nhau. Đó là đem theo cuộc sống
của mình cái hiện tại và cái tương lai của mình đó.
Thầy hướng dẫn cho qúy vị biết đó, “Ý Nghĩa Niệm Nam Mô A Di Đà Phật”. “A Di Đà Phật” bên ngoài và đồng thời cũng ở bên
trong tâm của chúng ta. Và mỗi chúng ta là mỗi Đức Phật A Di Đà. Mỗi chúng ta là
mỗi Đức Phật Di Lặc, khi chúng ta có Pháp lạc rồi thì lúc nào chúng ta cũng hạnh
phúc (happy), Happy là Đức Phật Di Lặc mà tu tập ngon lành rồi là Đức Phật Thích
Ca. Cho nên, chúng ta đều có mỗi đức Phật
trong tâm.
Qúy
vị đã hiểu và thấm chưa? Có giác ngộ chưa? Ánh sáng có chưa? Tuổi thọ có chưa?
Công đức có chưa? Tất cả chúng ta đều có. Từ đây đây ý nghĩa Niệm Phật
bắt đầu xuất hiện.
Bây giờ trước khi dứt lời Thầy để dành
cho qúy vị hai câu hỏi, là qúy vị phát biểu cảm tưởng, có ý nghĩ gì, có gì thắc mắc thì cùng làm việc với Thầy. Mỗi chúng ta đều có một tấm lòng tu học và trao đổi với nhau, chia sẻ với nhau, và cùng làm việc với nhau thì lúc bấy giờ sự tu tập sẽ rất là vững chắc và vững bền. Bây giờ Thầy để vài phút và xin mời đại chúng cho ý kiến về đề tài hôm nay.
Đại chúng
phát biểu cảm nghĩ và đặt câu hỏi với Thầy Trừng Sỹ. Chúng con xin trân quý và cảm ơn buổi pháp thoại hôm nay của Thầy. Bài pháp thoại đơn giản, mà chứa đựng nhiều ý nghĩa thâm thúy.
We appreciate and thank Ven. Thich Trung Sy’s Dharma Talk
today. Dharma talk is simple, but contains many wonderful meanings.
Đây là trang nhà của Thich Trừng Sỹ
Email: thichtrungsy123@gmail.com, sonyhappy123@gmail.com .
Thầy Trừng Sỹ sinh tại Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam.
Xuất gia tại Chùa Linh Nghĩa (Cell Phone: 0905989707), Diên Khánh, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1987.
Đệ tử của Hòa thượng thượng Như hạ Tịnh.
Thọ giới Sa di tại bổn Tự năm 1989.
Thọ giới lớn tại Chùa Long Sơn, Nha Trang, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1993.
Tốt nghiệp Trung Cấp Phật học tại Nha Trang, Khánh Hòa - khóa I hạng II (1990-1994).
Tốt nghiệp Cử Nhân Phật học tại Học Viện Phật Giáo Việt Nam - HCM city - khóa IV, hạng III (1997-2001).
Tốt nghiệp Thạc Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ - hạng I (2002-2004).
Tốt nghiệp Phó Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ, hạng I (2004-2005).
Tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật học tại Đại Học Đề-li, Ấn Độ (2006 - 2009).
Thầy được mời thuyết giảng tại Đại học Seattle-Washington với các đề tài "Thiền Tập" và "Mối quan hệ giữa Thầy và Trò trong Giáo Dục Phật Giáo năm 2011." Năm 2012-2014, Thầy Sinh hoạt ở Chùa Linh Sơn Austin, Leander, Texas. Hiện nay, Thầy làm Trụ Trì Chùa Pháp Nhãn 136 The Ranch RD. Del Valle, TX 78617, và hoằng Pháp tại Hoa Kỳ.